Một lần, chị “tóm sống” được quý tử đang nhăm nhe rút tiền trong túi mẹ. Thất vọng, buồn bã về con, chị gọi điện cho chồng về sớm và tối đó, Bin lĩnh một trận đòn ra trò.
“Thương cho roi cho vọt”
Nhà chị Lành Linh (Hoàng Mai, Hà Nội) mấy hôm nay vô cùng căng thẳng, vợ chồng chị hết lần này tới lần khác “gây hấn”, hục hặc với nhau. Lý do xung quanh chuyện “thằng cu Bin ngoan là thế, tự dưng có thói ăn trộm”.
Anh chị đều làm trong công ty nước ngoài, thu nhập cao chót vót, thế nên cu Bin chẳng thiếu thứ gì, con muốn cái gì là bố mẹ đều chiều chuộng, đáp ứng. Nhưng duy chỉ có truyện tranh là anh chị không đồng ý cho con mua vô tội vạ.
“Truyện tranh bây giờ không biết đâu mà lần, có nhiều truyện dành cho trẻ con thế nhưng người lớn đọc cũng phải đỏ mặt. Ngoài Đô rê mon và mấy cuốn mình kiểm chứng, mình cương quyết không cho con đọc truyện tranh khác”, chị Linh chia sẻ. Và đó chính là lý do Bin “móc túi” mẹ để mua truyện.
Mấy lần chị để ý thấy vài đồng lẻ đi chợ “không cánh mà bay”, chị chắc mẩm do mình đãng trí. Nhưng một lần, chị “tóm sống” được quý tử đang nhăm nhe rút tiền trong túi mẹ. Thất vọng, buồn bã về con, chị gọi điện bắt chồng về sớm và tối đó, Bin lĩnh một trận đòn ra trò.
“Tuy chỉ có 8 nghìn đồng nhưng đây là một thái độ và hành động vô cùng xấu xa, đánh con chẳng ai thích nhưng mình không kiềm chế được”, chị nói.
Sau lần đó, cứ trên tivi hay có ai nói chuyện gì liên quan tới tật “táy máy”, anh chị lại “nhiếc” con lại việc này. Những tưởng thằng con “sợ xanh mắt mèo” thế nhưng chị lại phải ra tay khi nhìn thấy con đang tung tăng cầm tiền ra mua truyện.
Anh chị đau đầu vô cùng và không biết phải làm thế nào để xử tật này của con. Chị Linh chia sẻ: “Dường như đánh đòn không làm con rút được kinh nghiệm cho bản thân”.
Bà nội của Bin chia sẻ: “Nhìn các con đánh cháu mình mà tôi thương vô cùng. Tôi không cho rằng đánh con là một cách giáo dục tốt”.
Bà cũng đem quan điểm này chia sẻ với các con rằng “cho roi” không khiến trẻ ngoan hơn, đây được coi là bạo lực gia đình và sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho hành động, tâm lý và lối sống của con trẻ.
Bố Bin cãi lại: “Các cụ nói rồi ‘thương cho roi cho vọt’ cơ mà? Đây là chuyện con dạy cháu, bà đừng can thiệp”. Thế là từ việc nọ xọ việc kia, cả nhà “chiến tranh lạnh”.
Cùng nghe các mẹ chia sẻ việc “đánh con”
Chị Linh Thùy (Quận 1, TP- HCM) tâm sự, trước đây chị cũng hay đánh con: “Dù mình không muốn nhưng dường như nói, khuyên can không ăn thua, buộc lòng mình phải đánh con, đánh cho chừa, cho nhớ. Thế nhưng đúng là đòn roi không làm con ngoan hơn, con mình nên bướng bỉnh và lỳ đòn vô cùng”.
Thời gian đó, Mít (6 tuổi) làm cả gia đình chị stress, lục đục. Rồi chị rút ra một kết luận rằng nếu có thể dạy con cái bằng lời khuyên và những phương pháp giáo dục không đòn roi là điều tuyệt vời nhất: “Còn nếu trường hợp bé quá hư, bạn cảm thấy không thể chấp nhận được và nếu cho rằng chỉ có đánh đòn mới có thể làm con ngoan hơn lên, thì cha mẹ hãy thi hành việc này một cách thích hợp, nghĩa là đánh đòn phải lý trí. Nếu để cảm xúc lấn lướt, áp đảo thì con cái không hiểu vấn đề và sai càng sai”.
Chị Thanh Tâm (Bắc Linh Đàm, Hà Nội) chia sẻ trên diễn đàn trong vấn đề này đó là “Nếu con cứng đầu, bướng bỉnh nói 1 vài lần không nghe, quấy phá quá mức, cha mẹ chỉ nên thi thoảng đánh đòn con bởi khi đánh nhiều con sẽ dạn đòn. Và đương nhiên, đánh sẽ chẳng còn chút tác dụng nào nữa”.
Chị nói rằng cha mẹ nên phân tích lỗi lầm, dạy bảo con kèm sau việc đánh đòn.
Chị nghĩ lại thi thoảng vẫn phải nhờ tới “đòn roi” để dạy bảo hai đứa con của mình. Tuy nhiên, trước khi đánh con, bao giờ chị cũng phân tích cho chúng hiểu vì sao mà chúng bị đánh đòn. Chị nhớ lại: “Trước đây thời thơ bé, mình cũng ngoan lên bởi những trận đòn roi có lý của cha, lần nào bị ăn đòn mình cũng hiểu vấn đề mình sai ở đâu”.
Nhà chị Lành Linh (Hoàng Mai, Hà Nội) mấy hôm nay vô cùng căng thẳng, vợ chồng chị hết lần này tới lần khác “gây hấn”, hục hặc với nhau. Lý do xung quanh chuyện “thằng cu Bin ngoan là thế, tự dưng có thói ăn trộm”.
Anh chị đều làm trong công ty nước ngoài, thu nhập cao chót vót, thế nên cu Bin chẳng thiếu thứ gì, con muốn cái gì là bố mẹ đều chiều chuộng, đáp ứng. Nhưng duy chỉ có truyện tranh là anh chị không đồng ý cho con mua vô tội vạ.
“Truyện tranh bây giờ không biết đâu mà lần, có nhiều truyện dành cho trẻ con thế nhưng người lớn đọc cũng phải đỏ mặt. Ngoài Đô rê mon và mấy cuốn mình kiểm chứng, mình cương quyết không cho con đọc truyện tranh khác”, chị Linh chia sẻ. Và đó chính là lý do Bin “móc túi” mẹ để mua truyện.
Mấy lần chị để ý thấy vài đồng lẻ đi chợ “không cánh mà bay”, chị chắc mẩm do mình đãng trí. Nhưng một lần, chị “tóm sống” được quý tử đang nhăm nhe rút tiền trong túi mẹ. Thất vọng, buồn bã về con, chị gọi điện bắt chồng về sớm và tối đó, Bin lĩnh một trận đòn ra trò.
“Tuy chỉ có 8 nghìn đồng nhưng đây là một thái độ và hành động vô cùng xấu xa, đánh con chẳng ai thích nhưng mình không kiềm chế được”, chị nói.
Sau lần đó, cứ trên tivi hay có ai nói chuyện gì liên quan tới tật “táy máy”, anh chị lại “nhiếc” con lại việc này. Những tưởng thằng con “sợ xanh mắt mèo” thế nhưng chị lại phải ra tay khi nhìn thấy con đang tung tăng cầm tiền ra mua truyện.
Anh chị đau đầu vô cùng và không biết phải làm thế nào để xử tật này của con. Chị Linh chia sẻ: “Dường như đánh đòn không làm con rút được kinh nghiệm cho bản thân”.
Bà nội của Bin chia sẻ: “Nhìn các con đánh cháu mình mà tôi thương vô cùng. Tôi không cho rằng đánh con là một cách giáo dục tốt”.
Bà cũng đem quan điểm này chia sẻ với các con rằng “cho roi” không khiến trẻ ngoan hơn, đây được coi là bạo lực gia đình và sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho hành động, tâm lý và lối sống của con trẻ.
Bố Bin cãi lại: “Các cụ nói rồi ‘thương cho roi cho vọt’ cơ mà? Đây là chuyện con dạy cháu, bà đừng can thiệp”. Thế là từ việc nọ xọ việc kia, cả nhà “chiến tranh lạnh”.
Cùng nghe các mẹ chia sẻ việc “đánh con”
Chị Linh Thùy (Quận 1, TP- HCM) tâm sự, trước đây chị cũng hay đánh con: “Dù mình không muốn nhưng dường như nói, khuyên can không ăn thua, buộc lòng mình phải đánh con, đánh cho chừa, cho nhớ. Thế nhưng đúng là đòn roi không làm con ngoan hơn, con mình nên bướng bỉnh và lỳ đòn vô cùng”.
Thời gian đó, Mít (6 tuổi) làm cả gia đình chị stress, lục đục. Rồi chị rút ra một kết luận rằng nếu có thể dạy con cái bằng lời khuyên và những phương pháp giáo dục không đòn roi là điều tuyệt vời nhất: “Còn nếu trường hợp bé quá hư, bạn cảm thấy không thể chấp nhận được và nếu cho rằng chỉ có đánh đòn mới có thể làm con ngoan hơn lên, thì cha mẹ hãy thi hành việc này một cách thích hợp, nghĩa là đánh đòn phải lý trí. Nếu để cảm xúc lấn lướt, áp đảo thì con cái không hiểu vấn đề và sai càng sai”.
Chị Thanh Tâm (Bắc Linh Đàm, Hà Nội) chia sẻ trên diễn đàn trong vấn đề này đó là “Nếu con cứng đầu, bướng bỉnh nói 1 vài lần không nghe, quấy phá quá mức, cha mẹ chỉ nên thi thoảng đánh đòn con bởi khi đánh nhiều con sẽ dạn đòn. Và đương nhiên, đánh sẽ chẳng còn chút tác dụng nào nữa”.
Chị nói rằng cha mẹ nên phân tích lỗi lầm, dạy bảo con kèm sau việc đánh đòn.
Chị nghĩ lại thi thoảng vẫn phải nhờ tới “đòn roi” để dạy bảo hai đứa con của mình. Tuy nhiên, trước khi đánh con, bao giờ chị cũng phân tích cho chúng hiểu vì sao mà chúng bị đánh đòn. Chị nhớ lại: “Trước đây thời thơ bé, mình cũng ngoan lên bởi những trận đòn roi có lý của cha, lần nào bị ăn đòn mình cũng hiểu vấn đề mình sai ở đâu”.
Trong cơn bực tức, mẹ lôi con xềnh xệch xuống cầu thang đánh con, bất chấp cả “danh dự” của con trước bàn dân thiên hạ.